Ngoài các chỉ số cụ thể về gan nhiễm mỡ, men gan tăng, viêm gan B, C thì các biểu hiện bên ngoài như nổi mề đay, dị ứng, chán ăn, vàng da cũng phản ánh tình trạng gan không khỏe, có nguy cơ nhiễm độc.
Gan nhiễm độc là nỗi lo của hơn 1.600 độc giả tham gia chương trình “Tư vấn chống độc, giải độc, bảo vệ gan” trên VnExpress (5/9-14/9). Tới 90% người hỏi hoài nghi gan có vấn đề, hoặc biết mình mắc bệnh song chưa rõ nghiêm trọng hay không. Trong đó, hơn 20% vẫn bàng quan trước bệnh tình, chần chừ thăm khám và điều trị vì nghĩ rằng không nguy hiểm.
Phần lớn độc giả liệt kê các biểu hiện bất thường, kết quả siêu âm hoặc chỉ số xét nghiệm gan khi gửi câu hỏi đến 5 chuyên gia hàng đầu về gan mật nhờ tư vấn cho trường hợp của mình.
Những triệu chứng cần đi khám ngay
Cơ thể thay đổi: Tình trạng nhiễm độc gan xảy ra khi các độc chất vượt quá khả năng giải độc của gan, tích tụ lâu dài rồi sinh bệnh tại gan và toàn cơ thể, biểu hiện ra ngoài bằng những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực như mệt mỏi, khó chịu, béo phì, vàng da....
Do vậy, nếu bạn hay dùng rượu bia, thuốc lá, thực phẩm kém an toàn, ăn nhiều chất béo và thức ăn nhanh, bị thừa cân, sử dụng thuốc trị bệnh lâu ngày... thì cần để ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể như trên.
Các thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể khiến gan nhiễm độc từ từ và mắc bệnh. |
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thành Lý - Phó chủ tịch Hội Gan mật TP HCM, hiện tượng da đổi màu, vàng mắt, nước tiểu chuyển màu vàng đục cảnh báo chứng vàng da của bệnh viêm gan. Màu phân thay đổi sang xám hoặc bạc, thường xuyên cảm thấy quặn ruột và đi tiêu đột xuất là dấu hiệu gan nhiễm độc, rối loạn khả năng hoạt động. Buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, phù nề, mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt... cũng là những triệu chứng không nên xem thường.
Cơn đau: Vị trí đau thường gặp ở người bị bệnh gan là vùng hạ sườn phải. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lý, hầu hết bệnh gan mạn tính như viêm gan, xơ gan... diễn tiến âm thầm trong 5-10 năm mà không có cơn đau nổi bật, bệnh nhân thường chỉ cảm thấy tức nặng ở vùng hạ sườn phải. Chỉ có bệnh gan cấp tính là áp xe gan gây đau dữ dội hạ sườn phải, kèm theo sốt cao liên tục. Không nên đợi xuất hiện cơn đau dạng này mới nghĩ đến bệnh gan, vì lúc đó phần lớn đã muộn.
Gan nhiễm độc và nguy cơ bệnh gan
Nhiều độc giả 30-45 tuổi biết mình bị tăng men gan sau khi làm xét nghiệm máu. Men gan bao gồm 4 loại chính là AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT, LDH. Khi tế bào gan già và chết đi, sẽ giải phóng các men (enzym) này vào máu trong ngưỡng cho phép. Nếu số lượng tế bào gan chết nhiều do gan bị nhiễm độc, mắc bệnh, men gan sẽ tăng cao bất thường, trên 40 UI/L.
Cụ thể, men AST cao quá mức cho phép phản ánh trực tiếp lượng tế bào gan tổn thương, nguy cơ viêm gan cấp hoặc mãn, xơ gan thể hoạt động, viêm gan do rượu... ALT chủ yếu dùng để chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, phân biệt giữa vàng da do tán huyết và vàng da do bệnh gan. Ở người nghiện bia rượu, men GGT thường tăng đơn độc, lượng enzym này trong máu tương ứng với lượng bia rượu hấp thụ. Các chỉ số men gan cao sẽ được bác sĩ kết luận sau khi làm xét nghiệm cần thiết.
Các chuyên gia khẳng định, men gan cao chứng tỏ gan đang có vấn đề như nhiễm độc, mắc bệnh. Nhiều người thường nghĩ gan bị nhiễm độc là từ bên ngoài, nhưng ngay cả khi chúng ta làm mọi thứ tốt cho gan như không uống bia rượu, dùng thực phẩm sạch, thì gan vẫn dễ bị gây hại bởi các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… do tế bào Kupffer nằm ở xoang gan tiết ra. Điều này lý giải tại sao nhiều độc giả kể không dùng bia rượu, ăn uống kiêng khem mà xét nghiệm vẫn thấy gan nhiễm mỡ, tăng men gan hoặc viêm gan tiến triển.
Chất gây viêm TNF-α gây tình trạng mỡ hóa tế bào gan, khiến gan nhiễm mỡ và làm tăng nặng bệnh viêm gan. Quá trình gan nhiễm mỡ không có biểu hiện cụ thể. Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thành Lý chia sẻ, tại Việt Nam, gan nhiễm mỡ được phát hiện ngày càng nhiều qua kỹ thuật siêu âm chẩn đoán hoặc sinh thiết gan. Người bệnh thường vô tình xét nghiệm máu thấy chỉ số mỡ máu (cholesterol, triglyceride) cao, được bác sĩ cảnh báo nguy cơ gan nhiễm mỡ thì mới đi siêu âm gan. Nhiều trường hợp thăm khám muộn, gan đã nhiễm mỡ độ 3 kèm theo biến chứng xơ, ung thư gan.
Trong khi đó, TGF-β lại kích thích các tế bào hình sao ở gan (stellate cell) tăng sản xuất các mô sợi, gây xơ hóa gan. Các chất gây viêm do tế bào Kupffer phóng thích ra cũng làm tăng nặng bệnh viêm gan như viêm gan do bia rượu, viêm gan A, B, C… khiến bệnh khó điều trị và diễn tiến thành xơ gan. Đặc biệt, các chất gây viêm làm chết nhiều tế bào gan, kích hoạt tăng sinh tế bào gan mới, từ đó gia tăng nguy cơ đột biến tự phát gây ung thư gan.
Khi men gan tăng cao có nghĩa là gan đã bị tổn thương, hư hại, việc hạ men gan cần đảm bảo theo nguyên tắc khoa học là ngăn chặn tế bào gan bị tấn công từ nguồn độc chất bên ngoài (bia rượu, thực phẩm bẩn…) và đặc biệt là độc chất bên trong do tế bào Kupffer sản sinh ra. Nếu hạ men gan không tác động từ gốc vấn đề, thì chỉ giải quyết được triệu chứng mà không ngăn chặn được nguyên nhân.
Giải độc gan đúng cách
Nhận thấy khả năng hoạt động của gan suy giảm vì bị nhiễm độc, mắc bệnh, song 38% độc giả băn khoăn không biết nên giải độc thế nào cho đúng. 45% khác lại vội vàng tìm đến các bài thuốc dân gian truyền miệng để loại bỏ độc tố, làm mát và bổ gan…
Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch - Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam nêu thực trạng, người dân đang hiểu lầm giải độc gan là "rửa" lá gan cho sạch bằng các loại lá cây, thức uống detox hay các bài thuốc, sản phẩm gia truyền chưa được nghiên cứu chứng minh khoa học… mà không biết rằng chúng có thể khiến gan nhiễm độc nặng nề hơn.
Giáo sư Trạch nhấn mạnh, giải độc gan là giúp gan tăng khả năng xử lý các độc tố từ bên ngoài vào cơ thể. Song cần hơn nữa là phải chủ động chống độc cho gan từ bên trong, ngăn không cho tế bào Kupffer sinh ra nhiều chất độc tấn công gan. Cả hai việc này phải tiến hành song song để gan khoẻ mạnh, đảm nhiệm tốt vai trò xử lý, chuyển hóa, loại thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy, S.Marianum kiểm soát tế bào Kupffer, giúp gan tăng cường giải độc, chống độc, bảo vệ gan. |
Để bảo vệ gan, việc ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, thăm khám định kỳ là cần thiết. Nên bổ sung các chất chống ôxy hóa như vitamin B, C, E, các khoáng chất kẽm, selen… nhằm hỗ trợ gan chuyển hóa độc chất tốt hơn.
Các tinh chất thiên nhiên như S.Marianum sẽ giúp kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường quá trình giải độc và chống độc, tăng sức đề kháng cho gan. Hai tinh chất này được chứng minh giúp giảm 50% các chất gây viêm sau 24 giờ, đồng thời tăng cường Nrf2 - loại protein đặc biệt bảo vệ cơ thể lên 3 lần, bảo vệ tế bào gan không bị hư hại, giúp gan khỏe mạnh thực hiện tốt vai trò chuyển hóa, giải độc cho cơ thể và hạn chế các bệnh về gan.
Thống kê về chương trình “Tư vấn chống độc, giải độc, bảo vệ gan” trên VnExpress (5/9-14/9). |
Sản phẩm Sanliver New
|