Nên lưu ý với chứng đau lưng do gai cột sống

Ngày đăng: 04-05-2019 07:45:57

Gai cột sống lưng hay còn gọi là bệnh vôi hóa cột sống thường xảy ra ở người trong độ tuổi trung niên. Sự phát triển dư thừa của xương gai cột sống tạo ra những cơn đau lưng, cổ và tứ chi, nếu ống tủy cột sống hẹp còn có thể gây ra các rối loạn trong chức năng đại tiểu tiện, gây mất cảm giác tại một vài bộ phận. Do tính chất nguy hiểm của những cơn đau này nên bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý với những vấn đề sau.

Những lưu ý về chứng đau lưng do gai cột sống

#1 – Về triệu chứng 

 

nen-luu-y-voi-chung-dau-lung-gai-cot-song

 

Gai cột sống lưng hay còn gọi là chứng thoái hóa đĩa đệm, bởi nguyên nhân chính gây ra các cơn đau lưng là do tổn thương tại vùng đĩa đệm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức tại cột sống lưng rồi lan dần xuống chân, nếu nặng cơn đau có thể khiến cột sống bị vẹo và làm co rút các cơ ở cột sống thắt lưng gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Gai cột sống lưng phần lớn gây ra những cơn đau ở mức độ thấp và ở mức chịu đựng cho phép, tuy nhiên thi thoảng chúng cũng gây ra những cơn đau dữ dội và kéo dài trong vài ngày. Người bệnh mắc chứng đau lưng do gai cột sống sẽ có những triệu chứng như:

– Đau tập trung ở vùng giữa thắt lưng rồi lan dần xuống háng và hai chân. Cơn đau có thể thoáng qua hoặc kéo dài liên tục lên từ 4-6 tuần.

– Đau nhiều hơn khi ngồi hoặc lúc khiêng vác vật nặng so với việc đứng, nằm hoặc đi.

– Cơn đau xuất hiện hoặc nghiêm trọng hơn khi cơ thể đang trong tư thế khom lưng về trước hoặc xoay người ra sau.

#2 – Phương pháp hỗ trợ điều trị

 

nen-luu-y-voi-chung-dau-lung-gai-cot-song-1

Điều trị gai cột sống bằng châm cứu

– Điều trị tức thời:khi cơn đau xuất hiện bệnh nhân nên nằm nghỉ tại chỗ, thi thoảng lại trở người sang tư thế khác, tuyệt đối không nằm cố định quá lâu cùng một tư thế vì sẽ khiến máu khó lưu thông. Chườm nóng và xoa bóp nhẹ nhàng để giảm bớt cơn đau. Lưu ý tuyệt đối không dùng các loại dầu nóng (mật gấu, cao dán…) để xoa bóp vì có thể khiến cơn đau co thắt và trở nên dữ dội hơn.

– Điều trị lâu dài: bệnh nhân cần nhận sự hỗ trợ điều trị tại bệnh viên khi đã được thăm khám và chụp X-quang chẩn đoán, một vài phương pháp điều trị lâu dài có thể được đề nghị như châm cứu, kéo dãn cột sống, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Hỗ trợ điều trị bằng thuốc Đông y hoặc Tây y cũng nên được áp dụng đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Để việc điều trị mang lại kết quả, bệnh nhân nên duy trì thói quen luyện tập thể thao thường xuyên và đúng cách.

Nguồn Sưu Tầm

Chia sẻ:


Bài viết liên quan

zalo
0908 856 847